Với tài chính giới hạn, nhiều người vẫn không ngần ngại mua nhà có sổ hồng chung với giá cả phù hợp. Vậy sổ hồng chung là gì? Giá trị pháp lý như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Khái quát về sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung
Sổ hồng chung là gì? Theo đó, sổ hồng chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, và những tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng chung là chứng từ pháp lý được nhà nước và cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên công nhận quyền sở hữu chung của từ hai người trở lên đứng tên trong sổ, những người sở hữu này không có mối quan hệ vợ chồng hay con cái.
Vì là chứng từ sở hữu chung nên những vấn đề như mua bán, tặng, uỷ quyền, thế chấp… liên quan đến đất và tài sản đó đều phải có sự đồng thuận của các bên đồng sở hữu.
Sổ hồng chung cư
Khác với sổ hồng chung, sổ hồng chung cư là chứng từ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu hợp pháp của một căn hộ chung cư.
Sổ hồng chung cư hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tin về căn chung cư sẽ được ghi rõ ràng trên trang 2 của giấy chứng nhận.
Theo đó, tính từ khi nhận bàn giao căn hộ chung cư, trong vòng 50 ngày, người mua sẽ nhận được sổ hồng từ chủ đầu tư nếu không có vướng mắc gì.
Ưu và nhược điểm của sổ hồng chung là gì
Trên mặt bằng chung hiện nay, số lượng người mong muốn sở hữu căn nhà hoặc căn hộ chung cư ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng mua nhà có sổ hồng chung không hiếm. Mặc dù việc này hoàn toàn hợp pháp nhưng nó vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Ưu điểm của sổ hồng chung là gì?
Điểm thuận lợi đầu tiên dành cho những người có điều kiện tài chính không tốt. Hình thức đồng sở hữu sẽ giúp họ có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng chung là chứng thư pháp lý công nhận quyền sở hữu, nên bất động sản vẫn có thể mua bán hoặc sang tên như bình thường.
So với hình thức mua bán bằng giấy tay thì hình thức sổ hồng chung vẫn an toàn hơn.
Ngoài ra, còn giải quyết trường diện tích tối thiểu khi tách thửa. Ví dụ, ở những địa bàn quận huyện ngoại thành như quận 2, quận 9, quận Bình Tân… quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất là 50 m2, với chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 4 mét. Mặc dù chưa đủ điều kiện tách thửa, nhưng người ta vẫn mong muốn có sổ hồng, thì việc kết hợp với người khác để xin sổ hồng chung là việc hoàn toàn có thể.
Nhược điểm của sổ hồng chung là gì?
Vì sổ hồng chung là chứng từ sở hữu của từ hai người trở lên, nên khi xảy ra mua bán, thế chấp hay chuyển nhượng thì thủ tục giấy tờ mất nhiều thời gian và phức tạp. Trường hợp một trong các bên sở hữu không đồng ý thì không thể tiến hành được.
Thông thường, giá bán bất động sản có sổ hồng chung thường thấp hơn so với thị trường, và việc tìm được người mua cũng khó hơn.
Một điều quan trọng nữa là các ngân hàng sẽ hạn chế và không cho vay đối với các bất động sản có sổ hồng đồng sở hữu, gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn.
Những rủi ro gặp phải khi mua nhà sổ hồng chung là gì?
Ta thấy rằng, nhà có sổ hồng chung thường rơi vào hai trường hợp. Một là bất động sản không đủ điều kiện để tách sổ hồng riêng. Hai là bất động sản đủ điều kiện tách, nhưng bất động sản vẫn chưa được tách sổ trước khi bán.
Vì thế, khi mua nhà có sổ hồng chung, người mua có thể gặp những rủi ro sau đây:
Gặp khó khăn khi tách sổ
Về mặt lý thuyết thì việc tách sổ đối với sổ hồng chung là hoàn toàn có thể. Nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng thuận lợi khi tách sổ, nhất là những trường hợp diện tích khu đất chung quá nhỏ, không đảm bảo được diện tích tối thiểu theo quy định khi tách thửa, nên việc tách sổ là việc tách sổ là không thể thực hiện.
Gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng, thế chấp
Vì là sở hữu chung nên bất cứ giao dịch nào cũng cần sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu. Điều này vô tình tạo ra những rắc rối, chẳng hạn như rủi ro về pháp lý nên hồ sơ vay vốn hoặc thế chấp khó được ngân hàng chấp nhận. Phần lớn, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay vốn tách sổ trước khi thế chấp tài sản này.
Dễ xảy ra tranh chấp
Câu nói “chín người mười ý” chưa bao giờ sai với các trường hợp sở hữu chung sổ. Những bất đồng quan điểm trong việc khai thác công dụng hoặc hưởng lợi tức sẽ dễ xảy ra tranh chấp.
Do đó, người mua cần lưu ý Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP để hiểu hơn về các tranh chấp liên quan đến mua nhà đất sổ chung.
Dễ bị lừa đảo
Đánh vô tâm lý muốn mua đất rẻ mà vẫn có đầy đủ giấy tờ, các đối tượng lừa đảo sẽ chia nhỏ thửa đất, hoặc xây thành từng căn rồi rao bán với danh nghĩa “nhà giá rẻ có sổ hồng”. Chiêu thức này cộng với những lời ngon ngọt đã thực hiện thành công rất nhiều vụ bẫy được rất nhiều người muốn mua nhà giá “rẻ như cho”.
Sau khi đã chồng tiền đầy đủ, người mua mới phát hiện ra nhà xây trên đất sổ chung, thì bên bán tung chiêu hứa hẹn, đảm bảo sẽ tách sổ, sau đó lại chây ỳ, kéo dài thời gian thậm chí bỏ trốn. Người mua lâm vào hoàn cảnh tiền mất tật mang.
Những lưu ý khi mua nhà có sổ hồng chung là gì?
- Trước hết, người mua nên đến phòng Tài nguyên – Môi trường quận, huyện để kiểm tra tình trạng của bất động sản. Căn nhà/ thửa đất đó đã thế chấp ở đâu chưa? Có được phép chuyển nhượng hay không? Có thuộc diện quy hoạch hay không? Vì nhà có nguy cơ bị dỡ bỏ và thu hồi nếu nằm trong dự án quy hoạch và hết thời hạn sử dụng.
- Khu mua nhà đất việc đến tận nơi, coi tận mặt là rất cần thiết. Người mua nên đến hỏi thăm hàng xóm hoặc những người xung quanh để biết rõ hơn về người đồng sở hữu, về tính cách, về độ tin cậy…
- An ninh khu vực cũng là một vấn đề đáng lưu tâm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chủ nhà tương lai. Dù nhà có rẻ nhưng an ninh không tốt thì cũng không nên mua.
- Thông tin về căn nhà hay thửa đất là yếu tố cực lỳ quan trọng, hãy nắm rõ ! Chẳng hạn như căn nhà bạn sắp mua có diện tích chi tiết như thế nào trong sổ hồng , đây sẽ là cơ sở giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.
- Ngay khi người mua đã quyết định “xuống tiền” cho căn nhà có sổ hồng chung thì cần lưu ý những điểm như sau:
Ghi rõ các thông tin về việc giao tiền và nhận nhà. Trong đó ghi rõ diện tích nhà, hiện trạng nhà, các mặt giáp tứ diện liền kề…
Những thoả thuận về việc sở hữu chung cũng cần được ghi lại, ngoài ra còn có quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng chung tài sản, cũng như nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba để làm căn cứ sau này.
Nên hay không nên mua nhà có sổ hồng chung
Ở đây chúng ta sẽ có cuộc trao đổi ngắn về vấn đề thực tế với hai nhân vật, một bên hoạt động pháp lý, bên còn lại làm trong ngành xây dựng.
Trưởng văn phòng luật sư Trường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định hiện nay, khi mua bán nhà hai bên không những phải ra văn phòng công chứng làm thủ tục mua bán, mà nhà đất phải được tách thửa và ra sổ hồng.
Tuy nhiên, đối với những căn nhà phải mua qua cò mà không phải mua qua chính chủ, chỉ có giấy tờ viết tay với thủ tục nửa vời cho việc mua bán thì chưa đủ pháp lý để ra công chứng. Các trường hợp này một khi xảy ra tranh chấp thì người mua sẽ muôn phần chịu thiệt.
Luật sư Trường còn khuyến cáo thêm, “về mặt dân sự sở hữu chung vẫn được phép, một miếng đất hay căn nhà đã có giấy chủ quyền bán cho cùng nhiều người đứng tên chung, nhiều người sở hữu những căn nhà hay các miếng đất khác nhau trên một mảnh đất và chủ đất vẫn giữ giấy tờ thì sẽ rất nguy hiểm”.
Một nhà thầu xây dựng từng tham gia xây nhà phố giá rẻ cho hay, những căn nhà loại này được chủ đầu tư xây dựng rất tiết kiệm, không làm móng, cột xây bằng gạch, sử dụng vật tư vật liệu giá rẻ, trung bình một căn có diện tích đất 30 m2, sàn xây dựng khoảng 60 m2 thì có giá thành hoàn thiện từ 120 đế 180 triệu đồng.
Tuy nhiên giá rao bán dao động khoảng 700 triệu đồng, như vậy là quá đắt đối với căn nhà chất lượng kém cách trung tâm thành phố cỡ 20 km.
Ông này đưa ra lời khuyên, “với số tiền như trên, sẽ an toàn hơn nếu mua một miếng đất thổ cư rồi tự xây theo ý mình, hoặc mua căn hộ chung cư cũng là lựa chọn tốt.”
Kết luận
Việc hiểu biết về pháp lý nhà đất để chọn mua bất động sản an toàn và ưng ý quả thật rất quan trọng. Đối với bất động sản có sổ hồng chung, người mua có thể cân nhắc dựa trên những ưu, khuyết điểm và nhu cầu cá nhân.
Vậy nên trước khi đưa ra quyết định mua bất động sản phù hợp với mức tài chính của mình, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về pháp lý, có thể tham khảo thêm ý kiến từ phía văn phòng luật để tránh những thiệt hại sau này. Theo thông tin từ nhadatgiare
Tham khảo các bài viết khác dưới đây:
Tái Định Cư Là Gì Và 4 Điều Cần Biết Về Nhà, Đất Tái Định Cư