.st0{fill:#FFFFFF;}

Người Môi Giới Là Gì? Tố Chất Cần Có Của Môi Giới? 

By  Nhadatgiare.org

Chắc bạn đã từng nghe về môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm,… nhưng chưa biết người môi giới là gì? Người môi giới là như thế nào? Vậy thì Nhadatgiare sẽ trả lời những câu hỏi thắc mắc của bạn, giúp bạn tìm ra câu trả lời rõ ràng nhất, và nếu bạn có ý định muốn đổi nghề thì hãy đọc thật kỹ bài viết này nhé.

Người môi giới là gì? 

Định nghĩa về môi giới

Người môi giới là gì? Môi giới là gì

Môi giới được xem là cầu nối trung gian giữa bên mua và bên bán, thỏa thuận, đàm phán để đưa ra thống nhất mối quan hệ, điều kiện, lợi ích,… nhất định.

Nội dung của việc hoạt động môi giới sẽ phụ thuộc vào các đối tượng môi giới, cung cấp các thông tin cho các bên, tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng, hỗ trợ việc mua bán, đàm phán, ký hợp đồng, cho thuê, chuyển nhượng,…

Môi giới có hoạt động mạnh mẽ nhất đó là môi giới thương mại, một bên sẽ làm trung gian cho các bên mua và bên bán, cung cấp các dịch vụ trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, dịch vụ và được hưởng lợi ích theo hợp đồng môi giới.

Phạm vi của môi giới khá rộng, ví dụ như môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới mua bán hàng hóa,… các quan hệ môi giới hợp pháp đều được thiết lập trên cơ sở hợp đồng.

Hỗ trợ, giúp đỡ giao dịch giữa các bên diễn ra thuận lợi, dễ dàng mà vẫn đảm bảo được lợi ích của các bên.

Bên cạnh đó cũng có những môi giới được coi là tội phạm, vi phạm pháp luật, ví dụ như: môi giới mại dâm, môi giới hối lộ,… những môi giới này thường sẽ không công khai và hoạt động ngầm, và bạn nên tránh xa những hoạt động môi giới này.

Định nghĩa về người môi giới

Định nghĩa cho người môi giới là gì

Người môi giới là người thực hiện các hoạt động môi giới, họ sẽ là người tiếp xúc, gặp gỡ, giao lưu với cả bên mua và bên bán, thiết lập môi quan hệ và được hưởng thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng môi giới.

Người môi giới phải tuân theo các quy định trong một số văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ.

Ví dụ: Cần bảo quản các mẫu hàng hóa được giao để thực hiện hoạt động môi giới giúp việc môi giới thuận lợi, sau khi hoạt động môi giới hoàn thành, người môi giới cần trả lại mẫu hàng hóa.

Không được tiết lộ thông tin làm hại đến lợi ích của bên mua hay bên bán, người môi giới không cần chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ, không tham gia các việc thực hiện hợp đồng giữa bên mua và bên bán nếu không được ủy quyền của bên được môi giới. 

Người môi giới được hưởng thù lao môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng môi giới, người môi giới cũng được xem xét rộng hơn như một tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện hoạt động môi giới, ví dụ như: doanh nghiệp môi giới bảo hiểm,…

Đặc điểm của môi giới

Người môi giới là gì? Đặc điểm của người môi giới

Môi giới là những người làm các hoạt động như: tìm kiếm khách hàng, giới thiệu cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng cần, chuẩn bị địa điểm gặp mặt cho bên mua và bên bán, cung cấp thông tin cho bên mua và bên bán,…

Đơn vị môi giới nên là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện các dịch vụ, hoạt động môi giới, không nhất thiết có đăng ký ngành nghề kinh doanh trùng với nghề các bên được môi giới.

Khách hàng sử dụng dịch vụ môi giới cần được biết thương hiệu của bên môi giới để làm việc trao đổi với nhau, sau đó bên môi giới sắp xếp cuộc gặp gỡ để đàm phán, thống nhất ý kiến, điều kiện, lợi ích, ký kết hợp đồng với.

Người môi giới được phép thay mặt ký hợp đồng với khách hàng nếu có sự ủy quyền của một trong hai bên, trong trường hợp này, người môi giới được xem là bên đại diện.

Người môi giới có phạm vi hoạt động rất rộng không chỉ gồm những hoạt động môi giới mua bán, cung cấp dịch vụ,…

Các mối quan hệ môi giới được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới, đây là giao kết giữa bên môi giới va bên được môi giới, công việc chính là đối tượng của hợp đồng môi giới, nhằm kết nối mối quan hệ giữa các bên môi giới với nhau.

Quyền và nghĩa vụ của người môi giới

Người môi giới là gì? Quyền và nghĩa vụ

Bên môi giới có các quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:

  • Được hưởng thù lao môi giới theo hợp đồng thỏa thuận môi giới và các chi phí phát sinh hợp lý có liên quan đến việc môi giới (bao gồm cả việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới)
  • Người môi giới cần bảo quản các mẫu hàng hóa đã được giao để thực hiện việc môi giới và cần phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi đã hoàn thành việc môi giới.
  • Không được tiết lộ các thông tin, cung cấp các thông tin cho bên làm bất lợi cho bên được môi giới.
  • Người môi giới chịu trách nhiệm về pháp lý của các bên được môi giới và không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của bên được môi giới.
  • Người môi giới không được phép tham gia thực hiện hợp đồng giữa bên mua và bên bán, trừ khi được bên được môi giới uy quyền.

Trừ các trường hợp có các thỏa thuận khác, người môi giới phải tuân thủ nghiêm túc các quy định trên để tiếp tục hành nghề, nếu không sẽ bị xử phạt và không được phép hoạt động.

Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

Người môi giới là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

Bên được môi giới cũng có các quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:

  • Bên được môi giới được quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung công việc môi giới yêu cầu.
  • Bên được môi giới cần cung cấp các thông tin, phương tiện, tài liệu cần thiết, có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cho bên môi giới để người môi giới thuận lợi hoạt động môi giới.
  • Bên được môi giới cần trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

Trừ các trường hợp có các thỏa thuận khác, bên được môi giới phải tuân thủ nghiêm túc các quy định trên để tránh trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới và bị xử phạt.

Như vậy, người môi giới và ngành môi giới tạo điện cho các bên mua, sử dụng dịch vụ, lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình.

Ngoài ra, bên được môi giới và người môi giới phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên giao dịch.

Vai trò của người môi giới

vai trò của người môi giới là gì

Để thể hiện vai trò của người môi giới, mình sẽ lấy ví dụ người môi giới trong ngành bất động sản cho bạn dễ hiểu.

Trong ngành bất động sản, người môi giới là chuyên gia bất động sản được cấp pháp đại diện cho người bán bất động sản, khi làm việc, người môi giới sẽ bao gồm các trách nhiệm sau:

  • Xác định được giá trị thị trường của bất động sản được bán.
  • Liệt kê danh sách và cách quảng cáo cho tài sản cần bán.
  • Giới thiệu, đặc điểm nổi bật của bất động sản cần bán cho người mua bất động sản.
  • Tư vấn cho khách hàng, người mua bất động sản về các ưu đãi và các vấn đề liên quan đến giao dịch bất động sản.
  • Gửi tất cả các đề nghị của bên mua bất động sản cho bên bán bất động sản để xem xét và tiến hành giao dịch.

Không hiếm khi bạn bắt gặp các trường hợp người môi giới bất động sản làm việc cho người muốn mua nhà, trong các trường hợp này, người môi giới sẽ có các trách nhiệm như sau:

  • Định vị được giá tất cả các tài sản trong khu vực mong muốn của người mua bất động sản và liệt kê, sắp xếp danh sách này theo phạm vị giá cả và các tiêu chí phù hợp.
  • Soạn thảo, chuẩn bị các thỏa thuận cho cả bên mua và bên bán bất động sản khi họ đã quyết định thực hiện giao dịch.
  • Thương lượng với người bán bất động sản thay mặt cho người mua, thống nhất điều kiện và lợi ích cho cả hai bên.
  • Quản lý và kiểm tra các bất động sản và các việc sửa chữa trong đàm phán, thỏa thuận.
  • Hỗ trợ cho người mua bất động sản thông qua việc thực hiện quyền chiếm hữu tài sản sau khi hoàn thành giao dịch mua bán bất động sản

Nghề môi giới hoạt động được trong ngành nào?

Người môi giới là gì? Ngành hoạt động

Đối với từng ngành nghề, hoạt động của người môi giới sẽ khác nhau, đặc biệt trong ngành môi giới bất động sản, công việc của người môi giới bất động sản là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua bất động sản để tham gia thỏa thuận đến ký kết hợp đồng.

Đại diện thực hiện theo ủy quyền của bên mua để thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục mua bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản,…

Còn đối với ngành bảo hiểm, người môi giới cần thực hiện hoạt động đó là cung cấp các thông tin về loại hình bảo hiểm phù hợp với khách hàng như: điều kiện, điều khoản, chi phí bảo hiểm, từ đó, đàm phán, thỏa thuận, sắp xếp việc ký kết hợp đồng,…

Ngoài ra, người môi giới có phạm vi rất rộng và khá nhiều, ví dụ như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới hàng hải, môi giới các ngành thương mại,….

Nghề môi giới có khó khăn gì?

Ngành môi giới tuy có thể giúp bạn có thu nhập cao, phạm vi hoạt động rộng nhưng khi bước chân vào nghề bạn sẽ thấm thía những nỗi khổ và khó khăn của người trong nghề.

Vì thế, nếu như bạn muốn đổi nghề hay tò mò muốn tìm hiểu nghề môi giới cần có những kỹ năng gì thì cần phải rèn luyện, học hỏi và trau dồi các kiến thức của nghề để hoạt động được thuận lợi nhất.

Dễ nản, dễ bỏ cuộc

Người môi giới là gì? Khó khăn đầu tiên là dễ nản, bỏ cuộc

Khó khăn đầu tiên, hình như nghề nào cũng sẽ vấp phải chứ không riêng gì nghề môi giới đó là chán nản, muốn bỏ cuộc do thiếu kiến thức, sợ cực, sợ khổ, làm nhiều việc hơn công việc cũ,…

Thực tế cho thấy, dù làm bất cứ ngành nghề gì thì quan trọng đầu tiên là xác định mục tiêu đi đường dài và trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn là thứ tiên quyết đầu tiên.

Nếu không có một trong hai thứ này, bạn sẽ cần phải vực dậy tinh thần khá nhiều trong quá trình hành nghề và tìm kiếm động lực ở các tiền bối hoặc hậu bối để tiếp thêm động lực cho bản thân.

Chưa trang bị các kiến thức kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cần thiết để hành nghề

Người môi giới là gì? Khó khăn thứ hai là chưa trang bị kiến thức đầy đủ

Khó khăn thứ hai đó là việc tìm kiếm khách hàng, việc tiếp cận khách hàng, giúp cho bên được môi giới bán được càng nhiều sản phẩm, dịch vụ càng tốt và bạn càng có nhiều tiền.

Nhưng thị trường cạnh tranh, bạn cần phải trang bị các kỹ năng marketing tốt, có chiến lược để thu hút khách hàng tiềm năng và tự tin xử lý khéo léo các tình huống rủi ro vô tình gặp phải.

Nếu như bạn không có kiến thức, am hiểu chưa nhiều hoặc chưa đủ kỹ năng thì đây chính là lý do khiến bạn bỏ cuộc

Do đó, việc học hỏi và nâng cấp kiến thức của bản thân rất quan trọng trong thời đại các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu cao và cần một người làm việc với phong cách đa nhiệm.

Cạnh tranh các sản phẩm với nhau

Người môi giới là gì? Khó khăn thứ 3 là cạnh tranh cao

Khó khăn thứ ba, đó là độ cạnh tranh sản phẩm với các đối thủ bán cùng mặt hàng rất cao, ví dụ, cùng nắm thông tin của một dự án bất động sản nhưng có hàng trăm đối thủ môi giới cùng bán dự án bất động sản đó.

Điều này sẽ khiến khách hàng, người có nhu cầu muốn mua sẽ có nhiều lựa chọn và họ sẽ suy nghĩ, phân vân để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho mình nhất.

Vì vậy, nếu bạn không có kỹ năng, kiến thức nắm được tâm lý khách hàng, không hiểu rõ sản phẩm để giới thiệu cho khách hàng thì khả năng cao bạn tìm được khách hàng nhưng mất khách hàng là điều không có gì là bất ngờ.

Tóm lại, dù bất cứ trong lĩnh vực nào, bạn làm trong ngành nghề gì thì đều có các khó khăn riêng, không ngành nào sướng hơn ngành nào, ngành nào cực khổ hơn ngành nào.

Điều bạn có thể làm chỉ có thể làm thay đổi bản thân, nâng cấp các kiến thức, kỹ năng liên quan, học hỏi thêm các kỹ năng khác để phục vụ, làm việc tốt hơn thì mới có thể thuận lợi trong công việc

Lời kết

Bài viết cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và các thông tin cần thiết về người môi giới là gì, mong bạn có thể đưa ra được các lựa chọn đúng đắn hơn nếu như muốn chuyển nghề sang làm người môi giới và có kế hoạch chỉnh chu tỉ mỉ để trang bị được nhiều kiến thức nhất để bắt đầu hành nghề.

Xem thêm: 

Địa Chính Là Gì? Những Vấn Đề Liên Quan Đến Địa Chính Cần Lưu Ý

Đất Kê Khai 99 Là Gì? Cách Mua Đất Kê Khai 99

Nhadatgiare.org


Your Signature

để lại ý kiến

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đăng ký nhận thông tin bất động sản mới nhất