.st0{fill:#FFFFFF;}

Đất CLN Là Gì? Giải Đáp Một Số Thắc Mắc Đất CLN 

By  Nhadatgiare.org

Đất CLN là gì? – bạn đã hiểu rõ hiểu đúng về đất CLN chưa? Đây là một loại đất tương đối quen thuộc và phổ biến, được chú trọng quan tâm do nó mang lại nhiều lợi ích với nhiều mặt.

Dưới đây là một số thông tin về khái niệm, hạn sử dụng, thuế sử dụng và các quy định chuyển nhượng,… đối với đất CLN được nhadatgiare.org tổng hợp. Bạn đang quan tâm về đất CLN thì bài viết này sẽ vô cùng hữu ích.

Đất CLN là gì?

đất CLN là gìĐất CLN là gì? – CLN là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp (theo khoản 1 điều 10 luật đất đai năm 2013). CLN dùng để trồng các loại cây có thời gian khi gieo trồng đến lúc thu hoạch trên một năm. Bên cạnh đó, có thể trồng các loại cây thu hoạch hàng năm trong khoảng thời gian dài và sinh trưởng hàng năm như: Sầu riêng, bưởi, xoài, cam,…

Vai trò của đất CLN là gì?

Bên trên bạn đã biết được đất CLN là gì rồi thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vai trò của đất CLN là gì trong đời sống hàng ngày nhé!!!

CLN được chính phủ giao cho các cá nhân và tổ chức sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm, mang lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như với môi trường tự nhiên.

vai trò đất CLN là gì

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện đất đai cũng như khí hậu nơi đây mà CLN được phân chia trồng các loại cây thuộc các nhóm khác nhau:

Nhóm cây công nghiệp

Loại cây dùng thu hoạch nguyên liệu dùng cho các ngành công nghiệp hoặc phải được chế biến trước khi sử dụng: Cà phê, chè, hồ tiêu, dừa, cao su, ca cao…

Nhóm cây dược liệu

Thu hoạch các sản phẩm làm thuốc hoặc các nhiên liệu điều chế thuốc: hồi, quế, sâm, đỗ trọng,..

Nhóm cây ăn quả

Loại cây thu hoạch quả tươi hoặc dùng để chế biến, sấy khô,… như Ổi, xoài, bơ, chôm chôm, cam,….

Nhóm cây khác

Gồm các loại cây thân gỗ: cây bạch đàn, cây xà cừ, cây xoan, cây keo, trầm hương, …. Các cây tạo bóng mát, cảnh quan cho thiên nhiên môi trường như: cây hoa sữa, cây giáng hương, cây bằng lăng,..

Đặc điểm của đất CLN là gì?

Đặc điểm đất CLN là gì? Có gì khác biệt so với các loại đất khác không? Hãy cùng tìm hiểu sau đây:

Đất CLN là đất nông nghiệp và là loại đất có thời gian sử dụng để trồng cây lâu năm. Đất này có thể giúp mang lại lợi nhuận kinh tế, giúp nền nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển. Đặc biệt giúp cảnh quan thêm sống động và môi trường tươi xanh.

Là loại đất trồng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đồng thời có thể được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo như luật định. Bên cạnh đó, đất CLN còn được chính phủ giao quyền cho các cá nhân và tổ chức trồng trọt, sử dụng.

Đất CLN có đóng thuế sử dụng không?

thuế đất CLN là gì

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và cần giải đáp. Theo đó, đất CLN là loại đất nông nghiệp nên vẫn phải đóng thuế. Vậy thuế đất CLN là gì?

Thuế sử dụng sẽ được tính toán dựa trên diện tích và hạng đất. Ngoài ra định suất thuế sẽ được tính bằng kilogam trên một đơn vị diện tích của đất.

Hạng đất sẽ được xã phường địa phương đánh giá và do các cơ qua thẩm quyền phê duyệt và được áp dụng trong 10 năm ổn định.

Mức định suất thuế của đất trồng cây lâu năm:

Hạng 1: 650kg thóc/ ha

Hạng 2: 550 kg thóc/ ha

Hạng 3: 400 kg thóc/ ha

Hạng 4: 200kg thóc/ ha

Hạng 5: 80 kg thóc/ ha

Với các loại cây thu hoạch 1 lần và lấy gỗ thì thuế suất sẽ tính bằng 4% giá trị của tổng sản lượng khai thác.

Thời hạn sử dụng đất CLN?

Đất trồng cây lâu năm được nhà nước cấp giao cho tổ chức, các cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ có thời hạn sử dụng trong 50 năm. Sau khi hết thời hạn 50 năm sử dụng đất nếu các tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân muốn tiếp tục sản xuất trồng trọt có thể sử dụng tiếp tục trong thời hạn 50 năm tiếp theo.

Trong trường hợp đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại như đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất trồng cây hàng năm thì các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất có thể tiếp tục sử dụng theo thỏa thuận được giao hoặc thuê.

Khi hết thời gian sử dụng mà các cá nhân và hộ gia đình vẫn muốn tiếp tục sử dụng thì sẽ được xem xét yêu cầu gia hạn, thời hạn sử dụng sẽ không quá 50 năm.

Đất CLN có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Đất CLN (đất trồng cây lâu năm) có thể chuyển nhượng được theo bộ luật năm 2013. Tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau đây: CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp nên khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải phụ thuộc vào điều kiện của điều 90 của luật đất đai năm 2013 về điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Điều 90 quy định rằng: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để tiện lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ”

Đất CLN khi thu hồi có được đền bù không?

Bạn đang sở hữu đất trồng cây lâu năm (CLN) nhưng chưa nắm rõ mức đền bù của đất CLN là gì cũng như điều kiện để có đền bù thì hãy cùng xem qua thông tin dưới đây.

Dựa theo các quy định đã được ban hành, đất CLN khi thu hồi sẽ bồi thường với người sử dụng đất theo điều kiện:

  • Các hộ gia đình, cá nhân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản khác đi kèm, chứng nhận sở hữu nhà.
  • Đất này đạt chuẩn theo các điều kiện được cấp sổ đỏ.
  • Vậy nếu các chủ sở hữu đã có sổ đỏ hoặc sở hữu đất này đạt chuẩn cấp sổ đỏ thì khi chính phủ thu hồi khoản đất này các cá nhân và hộ gia đình sẽ nhận được các đền bù.

Xây dựng nhà ở trên đất CLN có được đồng ý không?

đất CLN là gì xây nhà

Dựa theo quy định của pháp luật hiện nay, trên đất CLN trồng cây lâu năm không được phép xây dựng nhà cửa, căn hộ chung cư hay các công trình.

Nếu có nhu cầu xây dựng thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất nhà ở theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải đơn xin đổi chuyển mục đích sử dụng đều được nhà nước phê duyệt mà phải dựa trên luật đất đai cũng như hoạch định sử dụng đất tiếp theo theo yêu cầu của chính quyền địa phương hay chính phủ.

Một số trường hợp yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng cần phải được xem xét, phê duyệt quy định tại điều 57 luật đất đai 2013 là:

  • Chuyển từ nhóm đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
  • Chuyển từ đất trồng rừng sang mục đích sử dụng khác trong nhóm đất nông nghiệp.
  • Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy hải sản,..
  • Chuyển từ đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp thu tiền sử dụng đất cho nhà nước.
  • Chuyển đổi từ đất kinh doanh phi nông nghiệp không là đất thương mai, đất xây dựng công trình , đất xây dựng  sử dụng cho công cộng với mục đích kinh doanh sang đất thương mại, dịch vụ.
  • Chuyển từ đất thương mại và dịch vụ sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng của đất cln là gì?

đất CLN là gì chuyển đổi mục đích sử dụng

Để có thể xây dựng trên đất trồng cây lâu năm (CLN) hay muốn sử dụng vào một mục đính mới cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng theo các bước bên dưới:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ liên quan để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai ( theo như mẫu).
  • Điền đầy đủ thông tin đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu 09/ĐK được ban hành vào thông tư 24/2014.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền chủ sở hữu, các giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản kèm theo.
  • Giấy xác minh chứng nhận diện tích thực khu đất.
  • Các bản công chứng giấy tờ chứng minh danh tính như hộ khẩu và CMND/CCCD.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ sẽ được nộp tại quầy tiếp nhận của văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra, chứng thực đất đai; Xác minh trong các trường hợp cần thiết.

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ chính xác cơ quan có thẩm quyền sẽ điều chỉnh mục đích sử dụng đất và cập nhật tình trạng đất, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính và các cơ sở dữ liệu đất đai.

Qua 15 ngày đến 25 ngày sau khi bắt đầu nộp hồ sơ (không kể các ngày nghỉ lễ tết), chủ sở hữu đến văn phòng đăng ký đất đai nhận lại sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận đã được điều chỉnh, cập nhật mới. Với trường hợp thiên tai, bão lụt thời gian có thể gia hạn thêm.

Lưu ý trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng của đất cần kiểm tra trước bản đồ địa chính để nắm rõ tình hình hiện trạng đất của mình có nằm trong khu vực cho phép chuyển đổi hay không.

Nếu không thì cần chờ kế hoạch đất năm sau để tránh mất thời gian vô ích. Mỗi năm ở từng địa phương sẽ có hạn mức chuyển đổi diện tích đất nhất định. Nên xem xét đánh giá các hạn mức các năm, nếu dự đoán năm sau cao thì có thể để năm sau chuyển đổi để có được diện tích chuyển đổi cao nhất.

Việc chuyển mục đích sử dụng được hay không phê duyệt còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất trong năm đó của địa phương và nhu cầu sử dụng đất trên dự án, đơn xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm( CLN) sang đất ở?

Đối với việc chuyển đổi này khoản 2 điều 5 của 45/2014/NĐ-CP đã ban hành thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở so với tiền sử dụng đất tính theo giá của đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin giải đáp về đất CLN. Cung cấp cho bạn kiến thức đất CLN là gì?,… và một số thông tin, thắc mắc của nhiều người về đất CLN. Mong bạn có thể hiểu rõ thêm và sử dụng đất của mình hiểu quả nhất, thuận lợi trong việc chuyển đổi và sử dụng đất!!!

Tham khảo các bài viết khác:

Nhadatgiare.org


Your Signature

để lại ý kiến

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đăng ký nhận thông tin bất động sản mới nhất