.st0{fill:#FFFFFF;}

Đất SKC Là Gì? 6 Lưu Ý Để Đầu Tư Đất Hiệu Quả 

By  Nhadatgiare.org

Khái niệm đất SKC là gì và có ý nghĩa như thế nào? Và chúng ta phải sử dụng ở mục đích ra sao để không bị vi phạm luật sử dụng đất tại Việt Nam.

Thấu hiểu nỗi băn khoăn đó, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về Đất SKC là gì qua bài viết dưới đây.

Đất SKC Là Gì ?

Nếu mọi người vẫn đang thắc mắc liệu đất SKC là gì thì chúng tôi xin giải đáp Theo luật đất đai 2013, đất SKC đã được nhà nước xếp vào nhóm thuộc đất phi nông nghiệp trong 3 nhóm đất đã được quy định (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng).

SKC là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất trông các loại cây lâu năm, đất rừng đặc dụng, chăn nuôi,…

Hiểu một cách đơn giản thì đất SKC không dùng để trổng trọt, chăn nuôi và xây dựng thành nhà ở. Chủ yếu đất SKC sẽ là đất dùng cho mục đích chính là kinh doanh, sản xuất dịch vụ, sản xuất vật liệu, cơ sở làm đồ gốm, thương mại, các khu chế xuất,…

Trong 3 nhóm đất trên, đất SKC phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất khác nhau.

Đất SKC Bao Gồm Các Loại Đất Phi Nông Nghiệp Nào?

Cách sử dụng đất SKC phi nông nghiệp theo đúng quy định sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo luật đất đai 2013 thì đất phi nông nghiệp được quy định và phân bổ gồm nhiều loại đất khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng kết hợp với SKC là một nhóm đất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp và các hoạt động mục đích sản xuất kinh doanh, đã được tổng hợp thành 4 nhóm như sau:

Đất SKC sử dụng mục đích cơ sở sản xuất xây dựng, cơ sở làm gốm

Theo Luật đất đai năm 2013 thì đất SKC cho mục đích sản xuất xây dựng và làm gốm là đất có mặt nước để khai thác nguyên vật liệu và diện tích đất làm mặt bằng để sản xuất vật liệu xây dựng và làm gốm.

Đất để sử dụng nhằm khai thác nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải tận dụng tối đa các loại đất đồi, gò không canh tác, đất hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ có thể nạo vét sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất do cải tạo ruộng, đất đê không còn sử dụng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân đất có mặt nước được phép khai thác nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Đất cho thuê bởi Nhà nước để tạo ra vật liệu xây dựng và làm gốm.

Đối với người Việt định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nước ngoài và tổ chức kinh tế thì được phép thực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu và làm gốm.

Đất có mục đích sử dụng làm mặt bằng sản xuất nguyên vật liệu và làm gốm thuộc nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có quyền sử dụng như đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp theo điều 153 Luật đất đai 2013.

Đất SKC sử dụng mục đích khai thác khoáng sản

Theo luật đất đai 2013 thì loại đất SKC dùng cho mục đích khai thác khoáng sản gồm: đất để thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản cùng với các khu vực của công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong cùng hoạt động.

Đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc nhóm đối tượng có giấy phép sử dụng loại đất này, được phép thực hiện thăm dò và khai thác.

Sau khi có quyết định cho thuê từ nhà nước thì nhóm đối tượng trên được quyền thăm dò và khai thác khoáng sản theo hình thức đi thuê đất.

Đất SKC sử dụng mục đích các khu cụm công nghiệp, cụm chế xuất và làng nghề

Theo điều 149 của Luật đất đai 2013 thì việc sử dụng đất SKC có mục đích thành lập các khu cụm công nghiệp, chế xuất và làng nghề phải có quy hoạch phù hợp theo chính sách nhà nước, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khi sử dụng đất với mục đích xây dựng khu công nghiệp, chế xuất phải đồng thời lập bảng quy hoạch, xây dựng các khu nhà ở và công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp nhằm phục vụ đời sống cho người lao động đang làm việc tại các cụm công nghiệp, chế xuất.

Đối với tổ chức kinh tế, người Việt định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng với mục đích đầu tư kinh doanh, kết cấu hạ tầng thành các khu công nghiệp và chế xuất được phép sử dụng từ Nhà nước.

Người được nhà nước cho thuê có quyền cho thuê lại phần diện tích đất trả tiền thuê hằng năm với hình thức trả tiền hàng năm.

Tương tự, đối với phần diện tích đất người được nhà nước cho thuê trả tiền một lần thì cũng có thể cho thuê lại với hình thức trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê hoặc trả tiền theo hàng năm.

Đất SKC sử dụng mục đích các hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, phi nông nghiệp

Theo đúng như tên gọi thì đất được sử dụng cho mục đích để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ.

Không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: Không dùng để chăn nuôi và trồng trọt các loại cây ăn quả hay bất cứ ngành nghề nào khác, cũng không được dùng để ở như đất thổ cư.

Đất Skc là gì

Thời Hạn Sử Dụng Của Đất SKC Bao Nhiêu Năm ?

Theo luật đất đai 2013 thì đất được được quy định chia làm 2 hình thức sử dụng bao gồm đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.

Nếu là đất mang tính thương mại, là cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được nhà nước giao, không thuộc sở hữu của nhà nước thì quỹ đất này có thời gian sử dụng là không giới hạn.

Tuy nhiên, đất SKC là loại đất nằm trong nhóm đất có thời hạn được cho thuê bởi cơ quan nhà nước. Là loại đất có mục đích kinh doanh tự chủ tài chính như: xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất, các cơ sở xây dựng và làm gốm, khai thác khoáng sản, làng nghề cơ sở sản xuất kinh doanh mang tính phi nông nghiệp và các công trình công cộng có mục đích lợi nhuận.

Quỹ đất này phải được cơ quan có thẩm quyền, đại diện nhà nước cho thuê và xác định được mức thời gian sử dụng và mức sử dụng tối đa sẽ không được quá 70 năm theo quy định tại điều 147 luật đất đai 2013.

Đất SKC Có Được Sử Dụng Để Xây Nhà Ở Không ?

Đất SKC là đất phi nông nghiệp, không được phép xây dựng nhà ở theo điều 6 của luật đất đai 2013. Vì thế nếu muốn xây dựng nhà ở trên đất SKC, bắt buộc phải làm thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sau đó nếu được cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp nhận thì mọi người mới được xây dựng nhà ở trên đất SKC với điều kiện là mọi giấy tờ liên quan đều phải hoàn chỉnh.

Sau khi nắm được các giấy tờ chuyển đổi từ đất sản xuất có mục đích kinh doanh sang đất thổ cư là gì thì chúng ta mới được toàn quyền sử dụng đất để xây dựng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

Tuy nhiên, để thực hiện được các thủ tục và hoàn thành giấy tờ về pháp lý, mọi người phải tuân thủ theo từng quy trình chuyển đổi theo pháp luật.

Quy Trình Chuyển Đổi Đất SKC Thành Đất Thổ Cư Bao Gồm Những Điều Kiện Gì?

Căn cứ theo điều 57 luật đất đai 2013 thì quá trình chuyển đổi đất mục đích kinh doanh sang đất thổ cư phải được phép của cơ quan thầm quyền nhà nước. Không được phép tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Khi người sử dụng đất sản xuất kinh doanh sang đất thổ cứ thì phải chuẩn bị hồ sơ để nộp theo quy định với mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ngoài ra thì để xét quyết định thì cơ quan nhà nước trước tiên sẽ căn cứ theo 2 trường hợp như sau để duyệt hồ sơ:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp quận được cơ quan nhà nước phê duyệt với mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa? Nếu không được duyệt thì không được chuyển mục mục đích sử dụng đất.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.

Sau khi đầy đủ 2 yếu tố trên thì cơ quan có thẩm quyền nhà nước mới kí duyệt ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Quy Trình Chuyển Đổi Đất SKC Thành Đất Thổ Cư Bao Gồm Những Điều Kiện Gì?

Căn cứ theo điều 57 luật đất đai 2013 thì quá trình chuyển đổi đất mục đích kinh doanh sang đất thổ cư phải được phép của cơ quan thầm quyền nhà nước. Không được phép tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Khi người sử dụng đất sản xuất kinh doanh sang đất thổ cứ thì phải chuẩn bị hồ sơ để nộp theo quy định với mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ngoài ra thì để xét quyết định thì cơ quan nhà nước trước tiên sẽ căn cứ theo 2 trường hợp như sau để duyệt hồ sơ:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp quận được cơ quan nhà nước phê duyệt với mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa ? Nếu không được duyệt thì không được chuyển mục mục đích sử dụng đất.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.

Sau khi đầy đủ 2 yếu tố trên thì cơ quan có thẩm quyền nhà nước mới kí duyệt ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

đất skc là gì

Thủ tục chuyển đất sản xuất, kinh doanh sang đất thổ cư

Sau khi được phê duyệt cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì mọi người hãy chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng diện tích đất cần đổi
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang sử dụng.

Quy trình chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh sang đất thổ cư gồm 4 bước

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chuyển đổi tại phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện tiếp các bước sau:
  •  Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì thẩm tra hồ sơ, xác minh thực tế và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  •  Trình hồ sơ lên UBND cấp quận huyện nhằm xin quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thành đất thổ cư.
  •  Chỉ đạo để cập nhật và chỉnh lý dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
  •  Cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo quy định thông báo của cơ quan thuế.

Bước 4: Trả kết quả

Mức Xử Phạt Khi Sử Dụng Đất SKC Với Mục Đích Đất Thổ Cư Là Bao Nhiêu?

Theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP về chế độ xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau, dựa vào diện tích đất và xác định vị trí đất thuộc thành thị hay nông thôn như sau:

Diện tích

Đất tại nông thôn Đất tại thành thị
Dưới 0.05 ha 3 – 5 triệu đồng

o  Gấp đôi mức xử phạt theo từng mức tương ứng tại khu vực nông thôn.

o  Đối với cá nhân mức phạt không quá 500 triệu đồng.

o  Đối với tổ chức mức phạt tối đa không quá 1 tỷ đồng.

Từ 0.05 ha – dưới 0.1 ha 5 – 10 triệu đồng
Từ 0.1 ha – dưới 0.5 ha 10 – 20 triệu đồng
Từ 0.5 ha – dưới 0.1 ha 20 – 40 triệu đồng
Từ 0.1 ha – 0.3 ha 40 – 80 triệu đồng
Từ 0.3 ha trở lên 80 – 160 triệu đồng

Thời gian giải quyết:

  • Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tối đa 15 ngày.
  • Tối đa 25 ngày đối với các xã miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và hải đảo.

Kết Luận

Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết liên quan đến câu hỏi Đất SKC là gì ? Kèm theo các phân loại về đất SKC được quy định theo pháp luật Việt Nam.

Hi vọng bài viết từ nhadatgiare sẽ hỗ trợ phần nào các thắc mắc của mọi người về các vấn đề liên quan đến đất SKC. Nếu mọi người còn thắc mắc về bất kì vấn đề nào liên quan đến lĩnh vực đất đai cần sự hỗ trợ thì hãy bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi tại đây nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Đất CLN Là Gì? – Giải Đáp Một Số Thắc Mắc Đất CLN

Nhadatgiare.org


Your Signature

để lại ý kiến

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đăng ký nhận thông tin bất động sản mới nhất